Giới thiệu

GIỚI THIỆU VỀ ĐÁ XANH YÊN LÂM THANH HOÁ

Xã Yên Lâm có vị trí, địa bàn nằm ở phía tây huyện Yên Định giáp với huyện Cẩm Thuỷ và huyện Ngọc Lặc, là xã miền núi duy nhất của huyện Yên Định. Với diện tích tự nhiên 1734,1 ha, dân số hơn 2510, có hai dân tộc chung sống là dân tộc kinh và dân tộc mường, có cả một số hộ theo đạo thiên chúa sinh sống.

Thương hiệu Đá Xanh Yên Lâm thuộc Công Ty TNHH Đá Xanh Yên Lâm. Chuyên phân phối các loại đá xây dựng như: Đá bó vỉa hè, Đá băm mặt nhám xanh đen, Đá lát sân vườnĐá xẻ cắt thôĐá mỹ nghệĐá xây dựng....

Đá núi Thanh Hóa chủ yếu mang sắc xanh, thớ mịn, có độ dẻo và cũng có độ rắn nhất định nên dễ chế tác, nhất là khi chạm khắc những hoa văn mềm, vì vậy được xem là loại đá có chất lượng cao (bluestone/blue stone).Tại các động thờ trên núi, trong các am nhỏ, hay ở những điện thờ của nhiều gia đình trong vùng, những tế khí, những đồ thờ phụng bằng sản phẩm đá đều được xem là những vật thiêng. Đền Thượng của xã Đông Hưng (Đông Sơn) còn lưu giữ cả một hệ thống voi đá, ngựa đá có giá trị mỹ thuật cao.

Từ lâu, đá núi Thanh Hóa đã sớm được khai thác để dùng trong những việc như trên và cũng vì sớm nổi tiếng nên quan lại cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc không bỏ qua cơ hội khai thác đá núi Nhồi. Theo sách “Vân Đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn thì “Phạm Ninh làm Thái thú Dự Chương nước Tấn thường sai lại viên đến đây lấy đá làm khánh... gần hết nhẵn cả núi”.

NIỀM TỰ HÀO CỦA NGƯỜI THANH HÓA VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÁ XỨ THANH

Nổi tiếng về đá quý, về nghề làm đá, truyền thuyết dân gian vùng Thanh Hóa đến nay vẫn còn nhắc đến hình ảnh những ông Khổng Lồ cõng đá xây núi, đào sông; những ông Thiết Nham mở mang xây dựng vùng Thiết Đinh, Bái Trại... và chứng tích đá đồ sộ Việt Nam còn hiển hiện chính là thành Tây Giai.

Hoạch Sơn loại đá kêu vang
Sắc xanh màu biếc mịn màng đẹp tươi
Gõ lên sang sảng bên tai
Tuyệt nhiên không chút trần ai lạc vần
Mới hay sản quý vô ngần
Dù kim dù cổ cũng gần như nhau!

Những câu thơ trên là dịch từ một bài minh của một viên quan từng trấn thủ Thanh Hóa thế kỷ 18 ca ngợi chất đá.

Sản phẩm đá Yên Lâm Thanh Hóa nổi tiếng còn bởi một sự kiện đặc biệt trong thế kỷ 20, đó là góp phần không nhỏ trong công trình xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở hồ sơ xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Thanh Hóa có thể tự hào về một danh sách đá núi xứ Thanh, những loại đá quý được đánh giá ngang với các loại đá quý và hiếm nhất trên thế giới. Bên cạnh đá Cẩm Vân hay đá đen núi Nhồi, Thanh Hóa còn một loại đá lấy ở núi Lở (Vĩnh Lộc). Đá núi Lở trắng ngần, được xếp ngang với đá bông tuyết nổi tiếng của Italia. Nhưng đặc sắc hơn cả là Thanh Hóa còn góp một loại đá không nơi nào có: Đá mầu đỏ cờ. Bốn nghìn mẩu đá đúng như mầu đỏ của lá cờ Tổ quốc lấy ở xã Điền Lư, huyện Bá Thước, đã góp phần thể hiện hình tượng hai lá cờ Tổ quốc và cờ Đảng bên vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc: Bác Hồ!

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Người xứ Thanh chúng ta còn nhớ: Những người thợ đá làng Nhồi nổi tiếng đã chọn được hàng trăm khối đá xanh, đá đen gửi về Thủ đô xây dựng Lăng Bác. Họ cũng giúp cán bộ địa chất tìm ra loại đá màu vàng để tạc những cánh sao và hình ảnh búa liềm. Nhưng họ vẫn chưa hài lòng với chính mình, vì chưa tìm ra được loại đá đỏ. Khi nghe tin mỏ đá Cẩm Vân (Cẩm Thủy) có loại đá này, họ đã đem hết đồ nghề và cử những người thợ tài hoa nhất lên Cẩm Vân. Nhưng đá đỏ tìm được cũng chưa thật đúng với sắc cờ. Mãi đến đến khi một cán bộ địa chất, quê miền Nam công tác tại Thanh Hóa phát hiện được thứ đá đúng với yêu cầu, ở huyện Bá Thước thì những người thợ đá làng Nhồi lại một lần nữa hăm hở lên đường. Bà con các dân tộc Thái, Mường, cán bộ chính quyền, đoàn thể từ tỉnh xuống xã giúp họ cùng tìm, cán bộ khoa học cũng giúp đỡ chỉ đạo về chuyên môn, nhưng chỉ gặp một số đá ít ỏi rải rác trên đồi đất nâu. Trong lúc tìm kiếm đá, có một ai đó bất ngờ cất lên câu thơ của Bác:

Hòn đá to
Hòn đá nặng
Nhiều người nhấc
Nhấc lên đặng...

Nhiều người cùng nghe... và họ nhận thức ra: không chỉ có những viên đá nằm trên mặt đất, hãy thử tìm trong lòng trái đồi nhỏ này? Một cuộc thi đua hào hứng, tự giác nổ bùng! Và những người dân tỉnh Thanh đã thật sự vui mừng khi phát hiện ra một phiến đá lớn nặng trên hai tấn vùi trên chóp đồi. Cùng với những viên đá đã gom nhặt, đá đỏ Thanh Hóa vừa đủ để làm thành hai lá cờ lớn với diện tích 32 mét vuông đặt tại Lăng Bác Hồ!

Đá núi Thanh Hóa đã đem lại cho người dân xứ Thanh niềm vinh dự và tự hào như thế!