Đặc điểm của hai loại đá xanh đen và xanh rêu Thanh Hóa

1. Địa điểm khai thác

  •  Đá xanh đen thanh hóa được khai thác chủ yếu tại các mỏ đá trên địa bàn xã Yên Lâm, Yên Định, Thanh Hóa và các mỏ tại Cao Thịnh, Ngọc Lặc, Thanh Hóa.
  •  Đá xanh rêu được khai thác tại các mỏ thuộc Huyện Hà Trung và Vĩnh Lộc.

2. Phân loại đá

  • Đá xanh đen là các mỏ đá lộ thiên được cấu tại từ đá vôi với hàm lượng Caco3 cao thường được sử dụng để nấu thành vôi trước khi có các mỏ khai thác và chế biến như bây giờ. Đá xanh đen được khai thác từ những năm 2000 theo hình thức nổ mìn. Đá xanh đen không những được sử dụng vào các công trình hạ tầng, sân vườn mỹ nghệ trong nước mà còn được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Đá vôi là loại một loại đá trầm tích, về thành phần hóa học chủ yếu là khoáng vật calcit và aragonit (các dạng kết tinh khác nhau của calci cacbonat CaCO3). Đá vôi ít khi ở dạng tinh khiết, mà thường bị lẫn các tạp chất như đá phiến silic, silica và đá mácma cũng như đất sét, bùn, cát, bitum... nên nó có màu sắc từ trắng đến màu tro, xanh nhạt, vàng và cả màu hồng sẫm, màu đen. Đá vôi có độ cứng 3, khối lượng riêng 2.600 ÷ 2.800 kg/m³, cường độ chịu nén 1700 ÷ 2600 kg/cm², độ hút nước 0,2 ÷ 0,5%.
  • Đá xanh rêu là những mỏ đá nằm trong những đồi đất là một dạng đá Cẩm thạch, còn gọi là đá hoa, là một loại đá biến chất từ đá vôi có cấu tạo không phân phiến. Thành phần chủ yếu của nó là calcit (dạng kết tinh của cacbonat calci, CaCO3). Nó thường được sử dụng để tạc tượng cũng như vật liệu trang trí trong các tòa nhà và một số dạng ứng dụng khác. Từ Cẩm thạch (marble) cũng được sử dụng để chỉ các loại đá có thể làm tăng độ bóng hoặc thích hợp dùng làm đá trang trí.

3. Ưu điểm và nhược điểm

  • Từ xa xưa đá xanh đen đã được sử dụng làm vật liệu để phục vụ đời sống hàng ngày cũng như làm vật liệu xây dựng và tạo ra các tác phẩm nghệ thuật từ đá, ưu điểm của đá xanh đen nó là vật liệu phổ biến để phục vụ cho các công trình xây dựng. với trữ lượng nhiều nên đá xanh đen có giá cả phù hợp hơn so với những loại đá tự nhiên khác. Nhược điểm cũng như những loại đá tự nhiên khác đá có độ cứng cao thì sẽ rất dễ gãy vỡ trong quá trình chế biến cũng  như vận chuyển. khối lượng riêng nặng nên để vận chuyển đi xa thì chi phí rất cao. Nên khó tiếp cận được những khách hàng ở xa khu vực khai thác.
  • Đá xanh rêu với trữ lượng ít hơn và phân bổ không nhiều chi phí khai thác và chế biến cao hơn nên dẫn đến giá thành đắt, đá xanh rêu nếu lát ngoài trời sẽ dễ bị ô xy hóa bởi vì trong thành phần cấu tạo đá có chứa hàm lượng quặng kim loại nên khi sử dụng một thời gian bề mặt đá có hiện tượng bị mốc đen và khó giữ được màu sắc ban đầu.

4. Giá bán

Giá bán của hai loại đá trên có sự chênh lệch khá lớn do nhiều yếu tố nêu ở trên. 

Giá bán theo m3: 

  • Xanh đen có giá : từ 5.000.000đ/m3 trở lên
  • Xanh rêu có giá : từ 9.000.000đ/m3 trở lên

Tùy vào các thời điểm thì giá bán hai loại đá có thể thay đổi theo nhu cầu của thị trường.

5. Hình ảnh đá lát nền của hai loại đá trên